"Điều 79. Nghĩa vụ chứng minh

1. Phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.

3. Các cá nhân, tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

4. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó."

Thì trong tố tụng dân sự: đương sự; cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có nghĩa vụ chứng minh.

- Căn cứ theo Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:

"Điều 63. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự

Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải chứng minh:

1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;

2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;

3. Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;

4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra."

Thì trong tố tụng hình sự Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và tòa án có nghĩa vụ chứng minh.

2. Về việc anh bạn bị khởi kiện vì tội cố ý gây thương tích thì sẽ giải quyết theo tố tụng hình sự thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và tòa án có nghĩa vụ chứng minh.

I BUILT MY SITE FOR FREE USING